Giá: 399.000

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIÊU ĐỀ
Nếu bạn hỏi tôi đâu là sứ mệnh quan trọng của một mẩu quảng cáo mà một mình tiêu đề phải đảm nhiệm thật hoàn hảo, thì đó chính là việc Gây Sự Chú Ý. Có thể bạn đã từng đọc ở đâu đó rằng, 50% hiệu quả của một mẩu quảng cáo được đo lường bơi tiêu đê của nó. Cũng có nơi nói là 70% thậm chí 80%. Sự thực là, bạn không thể đánh giá được hiệu quả của một mẩu quảng cáo chỉ bằng tỉ lệ phần trăm.

Ví dụ, một chiếc xe ô-tô chạy tốt được xem là tốt hơn một chiếc xe chẳng thể lăn bánh, nhưng bạn nghĩ nó tốt hơn bao nhiêu phần trăm? Việc so sánh tiêu dề cũng tương tự. Có những tiêu đề không thể làm tròn ngay cả nhiệm vụ cơ bản nhất: thuyết phục người ta bắt buộc đọc mẩu quảng cáo. Một số tiêu đề khác lại cứ như bùa phép, mê hoặc hàng nghìn người đọc. Nội dung trong đó thuyết phục đến nỗi người ta phải bỏ tiền mua ngay sản phẩm bằng mọi giá.

Vâng, mỗi một tiêu đề quảng cáo lại có một sứ mệnh cụ thể khác nhau. Tính thuyết phục của mẩu quảng cáo không chỉ nằm ỏ phần nội dung chính sau tiêu đề. Trên thực tế, đã có rất nhiều mẩu quảng cáo vẫn thất bại thảm hại dù nội dung bên trong đầy sức thuyết phục. Nguyên nhân thất bại của chúng chính là do tiêu đề kém hiệu quả. Trong trường hợp đó, dù cho bạn có viết được bài quảng cáo hay nhất, người đọc cũng chẳng thèm ngó ngàng.

Bài học rút ra là, không phải bản thân mẩu quảng cáo, mà tiêu đề của nó mới chính là nhân tố thu hút người đọc. Nói cách khác, mục tiêu tối thượng của người viết chính là khiến cho độc giả cảm thấy rằng việc đọc mẩu quảng cáo còn dễ dàng hơn là bỏ qua nó. Và tiêu đề chính là nước cờ đầu tiên của anh ta - một nước cờ lớn và vô cùng quan ữọng - để chinh phục mục tiêu đó.

Chính vì tiêu đề quảng cáo quan trọng đến như vậy, nên nếu bạn không đầu tư vào chất lượng tiêu đề, điều này chẳng khác nào mang toàn bộ chiến dịch quảng cáo "đổ sông đổ biển".

SỨ MỆNH ĐỘC NHẤT CỦA TIÊU ĐỀ QUẢNG CÁO
Sứ mệnh của một tiêu đề quảng cáo là gì? Để hiểu khái niệm này thật rõ ràng, chúng ta hãy làm một phép so sánh đơn giản nhưng trực quan như sau.

Tiêu đề quảng cáo giống như một lá cờ báo hiệu ở đường ray tàu hỏa. Người nhân viên trực đường ray sẽ giương nó lên để báo cho tài xế của chiếc tàu hỏa đang đến gần nhằm mục đích yêu cầu người tài xế cho dừng tàu, hoặc để thông báo một điều gì đó. Trong quảng cáo, tiêu đề quảng cáo của bạn chính là những gì được viết lên lá cờ để người lái tàu - tức độc giả - nhìn thấy.

Tiếp tục phát triển phép so sánh này, chúng ta sẽ thấy chiếc tàu hỏa gồm một toa tàu và chạy bằng động cơ Diesel. Nếu xem người lái tàu là trụ cột của một hộ gia đình, thì toa tàu bao gồm các thành viên còn lại trong gia đình. Họ đều đang di chuyển rất nhanh, nương theo nhịp sống bộn bề lo toan hàng ngày.

Thông điệp trên lá cờ của người nhân viên trực đường ray (tức tiêu đề của mẩu quảng cáo) cần phải thật thú vị và thuyết phục. Vâng, ý tôi là nó phải đủ sức đánh bại những mối quan tâm hàng ngày của gia đình nọ. Nó phải giành được sự chú ý của họ. Và nó phải hứa hẹn "một phần thưởng cho những ai đọc nó". Phần thưởng này cũng phải thật hấp dẫn, đủ để người ta sẵn sàng bỏ thời gian đọc tiếp những nội dung sau tiêu đề. (Với tiêu đề quảng cáo thuộc dạng "cảnh báo", đó đích thị là một lá cờ đỏ có tác dụng báo nguy hiểm.)

Qua phép so sánh trên, chúng ta rút ra được hai thuộc tính quan trọng của tiêu đề quảng cáo hiệu quả. Thứ nhất, chúng phải có khả năng chọn lọc ra được khách hàng tiềm năng, tức những độc giả thực sự quan tâm đến sản phẩm được quảng cáo. Và thứ hai, tiêu đề quảng cáo cần phải hứa hẹn một phần thưởng hoặc lợi ích cho những ai đọc nó.

TIÊU ĐỀ QUẢNG CÁO HIỆU QUẢ CẦN HỨA HẸN NHỮNG GÌ
Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung vào phân tích một trăm ví dụ thuộc hai loại tiêu đề đã được minh chứng là phát huy hiệu quả cao trên thực tế, dựa trên những tiêu chí mà tôi sắp đề cập sau đây.

Cả hai loại tiêu đề đều hứa hẹn những phần thưởng giá trị cho người đọc. Một loại tiêu đề tiếp cận độc giả một cách tích cực loại kia chọn cách tiếp cận tiêu cực. Hai loại tiêu đề này được miêu tả như sau:

1.       Cách tiếp cận thứ nhất là tóm tắt trong vòng vài từ về những lợi ích, những gì độc giả nhận được hoặc tiết kiệm được nhờ sử dụng sản phẩm. Những lợi ích này giúp cho độc giả được nâng cao hơn về mặt thể chất, tinh thần, xúc cảm, tài chính, xã hội, và làm cho họ như được truyền cảm hứng, cảm thấy hài lòng, khỏe khoắn và an toàn hơn.

2.       Thứ hai là cách tiếp cận có phần tiêu cực. Người viết quảng cáo chỉ cho độc giả cách làm thế nào để phòng tránh hoặc hạn chế những rủi ro, lo lắng, mất mát, những sai lâm, những sự xấu hổ, sự cực khổ, và nhiều điều kiện không mong muốn khác nhò vào việc sử dụng sản phẩm. Những lợi ích này giúp người đọc giảm thiểu nỗi sợ, bệnh tật, tai nạn, sự thiếu thốn, tẻ nhạt, tình trạng phá sản hoặc những rào cản trong sự nghiệp của họ.

Một trăm ví dụ về tiêu đề quảng cáo mà tôi sắp trình bày sẽ chứng minh cho bạn thấy hiệu quả gây sự chú ý của chúng tuyệt vời như thế nào. Chúng sẽ cho bạn thấy rằng việc lồng ghép một lời hứa vào tiêu đề quảng cáo có thể được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chứ không quá khó khăn như bạn nghĩ. Và bạn cũng sẽ nhận thấy rằng, bạn không cần phải thổi phồng sự thật đế làm ra được những tiêu đề quảng cáo hay và hiệu quả. Một nghiên cứu của Gallup-Robinson  chỉ ra rằng những tiêu đề quảng cáo thổi phồng sự thật "cũng chỉ phát huy hiệu quả bằng 60% so với những tiêu đề nhắm đến lợi ích thực sự của khách hàng".

TẠI SAO TÔI CHỌN NHỮNG TIÊU ĐỀ QUẢNG CÁO NÀY ?
Một trăm tiêu đề quảng cáo mà bạn sắp sửa đọc được chọn vì hai lý do. Thứ nhất, bản thân mỗi một tiêu đề trong đó gắn liền với một phương pháp viết tiêu đề rất đáng học hỏi. Thứ hai, hiệu quả của những tiêu đề này đã được kiểm chứng trong thực tế, dựa trên tỉ lệ người đọc có quan tâm đến mẩu quảng cáo tương ứng và tỉ lệ độc giả hồi đáp mẩu quảng cáo để liên hệ mua sản phẩm. Một số ít tiêu đề được chọn không bởi hai nguyên nhân trên, mà dựa trên kinh nghiệm của chính tác giả - một người có cơ hội được làm việc với các tiêu đề quảng cáo từ ngày này qua tháng nọ trong suốt vài chục năm hành nghề.

Một số tiêu đề trong danh sách vừa mi được đưa vào sử dụng; một số khác thì đã lâu. Nhưng giá trị gây sự chú ý của chúng là vĩnh cửu, cũng như bản chất con người không mấy thay đổi theo thời gian.

Trong một trăm ví dụ sẽ có dạng tiêu đề "gây tò mò". Đây cũng là một dạng tiêu dề khá phổ biến, nên tôi không thể không đề cập ở đây. Những tiêu đề này có thể nêu ra những thông tin chẳng ăn nhập lắm với sản phẩm, cốt chỉ để kích thích sự tò mò.

Cũng vì lý do trên, nên sẽ có nhiều tiêu đề gợi lên cho người đọc một sự tò mò có phần giả tạo và vô duyên, gây khó khăn cho phần nội dung chính, khi người viết phải chuyển hóa cảm giác tò mò không ăn nhập của người đọc thành quyết định mua hàng.

Một điểm quan trọng khác là, bạn sẽ chỉ chịu đọc một mẩu quảng cáo có tiêu dề gây tò mò, nếu bạn có thời gian. Nhưng nếu một tiêu đề quảng cáo hứa hẹn một lợi ích mà bạn đang rất cần, nhiều khả năng bạn sẽ chủ động dành thời gian để đọc nó!

Phần lớn trong số một trăm tiêu đề tôi sắp giói thiệu đều thành công vang dội vì chính bản thân chúng - chứ không phụ thuộc vào chất lượng phần còn lại của mẩu quảng cáo. Ở đây tôi muốn tập trung truyền đạt cho bạn về tiêu đề quảng cáo, nên tôi sẽ không đề cập đến những mẩu quảng cáo kinh điển hoàn hảo về mọi mặt như Hình Phạt dành cho Nhà Lãnh Đạo, Gia Vị Vô Giá hay Phía Tấy Laramie.

Tương tự, thành công của một trăm tiêu đề này cũng không phụ thuộc vào những hình ảnh hay tranh vẽ minh họa đi kèm. Chúng cũng chẳng dựa hơi những mánh lới về hình thức trình bày để thu hút sự chú ý của độc giả một cách khiên cưỡng. Nói cách khác, tôi sắp giới thiệu cho bạn một trăm tiêu đề hiệu quả từ chính nội dung của bản thân chúng, khiến cho người đọc phải chú ý và không thể không đọc tiếp.

100 TIÊU ĐỀ QUẢNG CÁO HIỆU QUẢ VÀ NGUYÊN NHÂN TẠI SAO CHÚNG HIỆU QUẢ ĐẾN THẾ

Ở phần trên, tôi đã giới thiệu cho bạn vài thông tin sơ lược về những tiêu đề quảng cáo này. Giờ là lúc chúng ta sẽ phân tích chúng và khám phá nguyên nhân vì sao chúng đánh bại các đối thủ cạnh tranh.
Trong chuyến tham quan một trăm tiêu đề quảng cáo sắp tới, sẽ có lúc bạn cần nghỉ chân.
Lý do thứ nhất, đó là một cách phân bố thời gian hợp lý. Lý do thứ hai, trong những khoảng dừng đó, bạn sẽ có cơ hội quan sát và nghiên cứu những Nhân Tố Cụ Thể Đáng Lưu Ý hiện diện trong mọi tiêu đề. Nhờ đó, chúng ta sẽ dễ dàng nhận diện, phân loại và thấu hiểu được chúng, mà bạn thì cũng đỡ mỏi mắt hơn.

Những tiêu đề này quảng cáo nhiều loại sản phẩm khác nhau. Một số sản phẩm được bày bán trong các cửa hàng bán lẻ, một số được trao đổi thông qua các giao dịch cá nhân, số khác được lấy từ các thư chào hàng gửi đến tận nhà khách hàng. Bất kề đó là loại sản phẩm gì hoặc hình thức chạy quảng cáo như thế nào thì các tiêu đề cũng đều tuân thủ những nguyên tắc chung mà tôi sẽ lan lượt chia sẻ.

Nào, hãy buộc dây giày của bạn vào. Chúng ta hãy bước vào "cuộc chạy đua trăm dặm". Thay vì đọc lý thuyết suông và những diễn giải dài lê thê, chúng ta sẽ tiếp thu hiệu quả hơn thông qua những ví dụ rất thực tế và cụ thể.

1.       BÍ MẬT CỦA NGHỆ THUẬT THU HÚT ĐÁM ĐÔNG
Một chiến dịch quảng cáo với chi phí 500.000$ đã được vận hành để quảng bá tiêu đề này, và nó đã thành công tốt đẹp. Hàng trăm, hàng nghìn người bị thu hút vào nội dung của mẩu quảng cáo này, vì nó đánh vào khao khát muốn biết cách "thu hút đám đông" trong mỗi con người để thành công hơn trong cuộc sống. Quả là một tiêu đề khó cưỡng!

2.       CHỈ VÌ MỘT SAI LẦM NHỎ, NGƯỜI NÔNG DÂN MẤT 3000$/NĂM
Mẩu quảng cáo này được đăng trên một tạp chí về nghề nông, và nó đã được đông đảo bạn đọc phản hồi nhiệt liệt. Tiêu dề này Hùnh chứng một điều: Đôi khi việc tập trung vào những nội dung tiêu cực như thiệt hại, mất mát, hoặc phương cách loại trừ rủi ro lại có thể gây ẩn tượng vói người đọc tốt hơn so vói việc đề cập đối những lợi ích.

Vị doanh nhân nổi tiếng ngành đường sắt Chauncey Depew từng nói: "Tôi sẽ chẳng thèm thức trắng một đêm chỉ để kiếm 100$ nhưng tôi sẵn sàng mở căng mắt suốt bảy đêm chỉ để không bị mất 100$ mình đang có." Trong cuốn sách Sáu Kỹ Thuật Bấn Hàng Hiệu Quả của mình, Walter Horvath cũng viết rằng: "Con người sợ đánh mất những gì họ đang có hơn là được nhận những gì không phải của mình/' Con người cũng thường có tâm lý cho rằng việc chuộc lại những thiệt hại hoặc những thứ đã đánh mất thì đáng làm hơn là tiếp nhận những lợi ích mói thay vào đó.

Liệu có người nông dân nào có thể bỏ qua một tiêu đề giật gân như thế này: "Sai lầm đó là gì? Nó "nhỏ" cỡ nào mà thiệt hại lớn thế? Mình có đang mắc phải sai lâm đó hay không? Nếu nó khiến một người nông dân bình thường mất đến 3000$ một năm, biết đâu nó làm cho mình thiệt hại còn nhiều hơn con số đó! Đọc thôi, có thể mẩu quảng cáo này còn liệt kê thêm vài sai lâm khác mà có thể mình cũng đang phạm phải mà không hay biết."

BỘ ĐẦY ĐỦ GIÁ: 399.000
.
Nếu bạn có mã Ưu đãi, bạn sẽ được Giảm đến 50 %

Sau khi mua tài liệu bạn sẽ được mời vào group có chuyên gia hỗ trợ giải đáp các thắc mắc trong quá trình ứng dụng

.
Đặt Mua Tại Đây

Tags:
-------------------------------------------------